Zing News - Tri thức trực tuyến

M

Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng điều trị sẹo

Các vết sẹo khi hình thành nằm sâu dưới vùng da bị tác động,các vết thương sâu thì càng khó lành.Dù là sẹo gì đi chăng nữa (sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo thâm…) thì chúng luôn khiến bạn mất đi sự tự tin trong giao tiếp và cuộc sống. Dưới đây là những yếu tố làm ảnh hưởng đến tình trạng của vết sẹo.
>> Những món ăn kiêng khi bị sẹo lồi


1. Vị trí vết thương

Thực tế thì sẹo có thể hình thành ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, nhất là những người có cơ địa yếu sẽ dễ hình thành sẹo hơn (bởi thời gian làm lành vết thương ở những người có cơ địa yếu sẽ lâu hơn, dễ hình thành sẹo). Vị trí vết thương cũng ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sẹo của bạn. Chẳng hạn như bạn bị sẹo lồi ở những vùng như: khớp, môi, cổ ngực thường có những biểu hiện như: co kéo, giật nhẹ hoặc hơi đau… làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

2. Kích thước và chiều sâu của vết thương

Đa phần kích thước của sẹo to hay nhỏ sẽ phụ thuộc vào kích thước và chiều sâu của vết thương. Vết thương có thể hình thành nên sẹo lồi, sẹo lõm… Đối với mụn thì vết sẹo sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với những vết thương do tai nạn,vết bỏng hoặc phẫu thuật… Do đó những vết sẹo dạng này sẽ có kích thước lớn và khó chữa trị hơn, cần phải điều trị đúng cách mới có được hiệu quả.

3. Khả năng cung cấp máu của cơ thể đến vị trí da bị tổn thương

Một số vết sẹo có quá nhiều collagen và các mô khác, vì thế làm cho vết sẹo bị lồi. Một số có quá ít collagen, gây ra các vết sẹo lõm xuống vùng da xung quanh. Những vùng da bi tổn thương có thể không có nang lông, ít đàn hồi và trở nên chai lại. Những thay đổi này tạo ra các loại khác nhau của vết sẹo.

4. Độ tuổi và làn da của bạn


Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể hình thành sẹo trên da, tuy nhiên độ tuổi cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sẹo. Người càng lớn tuổi thì khả năng phục hồi da càng chậm, lâu lành da do đó tình trạng vết sẹo sẽ nặng hơn.
Nhìn chung những người có làn da đen, trắng đều có khả năng bị sẹo, tuy nhiên ở những người có làn da sậm màu vết sẹo dễ hình thành hơn.

5. Khả năng xử lý vết thương

Tình trạng sẹo đôi khi còn phụ thuộc vào khả năng xử lý vết thương, nếu xử lý hoặc có cách chăm sóc đúng cách, cẩn thận thì khả năng hình thành sẹo sẽ thấp hoặc không hình thành sẹo, tuy nhiên ngược lại có trường hợp sẽ khiến vết thương bị nhiễm trùng, lâu lành và để lại sẹo.

Có thể thấy sẹo hình thành là do tổn thương da, nhưng tình trạng nặng hay nhẹ, ít hay nhiều còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Nếu bạn đang bị sẹo thì nên có kế hoạch sớm để điều trị, không để lâu dài sẹo sẽ chai lại và khó khăn trong điều trị.

Có nhiều công nghệ tiên tiến được ứng dụng để điều trị những vết sẹo trên da, tất nhiên tuỳ vào loại sẹo và mức độ mà bác sĩ sẽ khuyên bạn nên dùng loại hình nào.

+ Tiêm steroid: Khi chất này được tiêm thẳng vào vết sẹo, chúng sẽ giúp sẹo mềm và phẳng hơn, thường được dùng để chữa sẹo lồi. Tuy nhiên, việc chữa trị này cần phải điều trị lâu dài.

+ Phẫu thuật ghép da: Dùng một phần da của cơ thể để ghép lên vùng da bị sẹo, thường áp dụng đối với những bệnh nhân có vết sẹo lớn do bỏng nặng, đại phẫu…

+ Ứng dụng ánh sáng laser: Công nghệ được lựa chọn sử dụng nhiều là Laser Co2 Fractional, các ánh sáng có bước sóng thích hợp để kích thích quá trình tái tạo da, làm mờ sẹo, thường áp dụng trong điều trị sẹo lồi.